Nhiều khó khăn với giáo viên dạy môn tích hợp

09:46 10/04

Năm học 2023-2024 là năm thứ ba Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở bậc THCS với nhiều điểm mới, trong đó có nội dung dạy học tích hợp. Tuy nhiên, do chưa có nguồn nhân lực chuyên ngành, việc bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên đơn môn chuyển sang dạy tích hợp cũng chưa được triển khai hiệu quả ở nhiều địa phương khiến giáo viên đang chịu nhiều áp lực...

Giáo viên gặp khó 

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, bậc THCS triển khai thực hiện 2 môn học mới là Khoa học tự nhiên (trên cơ sở tích hợp 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học của chương trình cũ); môn Lịch sử và Địa lý (trên cơ sở tích hợp 2 phân môn Lịch sử, Địa lý). Tuy nhiên, khi triển khai chương trình này, nhiều giáo viên do chưa được đào tạo, bồi dưỡng nên chịu rất nhiều áp lực trong quá trình giảng dạy.

Cô Vũ Huyền Trang, giáo viên dạy môn Địa lý, Trường THCS Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) cho biết: “Khi chuyển sang dạy tích hợp môn Lịch sử và Địa lý, tôi gặp những khó khăn nhất định, bởi đặc thù của 2 môn học này có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, quá trình giảng dạy, ngoài phần kiến thức của bộ môn Địa lý theo đúng chuyên ngành, tôi phải tự học hỏi thêm kiến thức của môn Lịch sử để có thể từng bước dạy học sinh”.

Nhiều khó khăn với giáo viên dạy môn tích hợp
Giờ tự học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Thiện Hòa (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn). 

Tìm hiểu ở diễn đàn "Giáo viên khoa học tự nhiên" trên mạng xã hội Facebook, nơi có hơn 65.000 thành viên tham gia, nhiều giáo viên đang dạy môn tích hợp cấp THCS ở khắp các địa phương trên cả nước đã chia sẻ nhiều khó khăn mà mình gặp phải. Bởi mỗi người hầu như chỉ được đào tạo một chuyên ngành, có một thế mạnh, dạy một bộ môn đã nhiều năm nhưng giờ đây phải giảng dạy môn học mà có 1-2 phân môn không thực sự am hiểu thì khó có thể tự tin đứng lớp.

Việc dạy tích hợp ở bậc THCS gây ra không ít khó khăn cho các thầy, cô giáo, đặc biệt tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tìm hiểu thực tế ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, chúng tôi nhận thấy, nhiều trường THCS đến nay vẫn “trắng” giáo viên có thể đảm nhận nhiều hơn một phân môn hay toàn bộ nội dung tích hợp liên môn.

Thầy giáo Lý Văn Thơ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Thiện Hòa (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) cho biết: “Đối với nhà trường, việc dạy môn Khoa học tự nhiên hay môn Lịch sử và Địa lý theo chương trình mới còn nhiều khó khăn. Các thầy, cô giáo chưa được tập huấn để dạy môn tích hợp. Vì vậy, nhà trường vẫn thực hiện giáo viên phân môn nào đảm nhận phần kiến thức phân môn đó trong môn tích hợp. Bên cạnh đó, học sinh của nhà trường chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng nhận thức hạn chế, đây cũng là rào cản của việc thực hiện dạy tích hợp”. Cùng chung tình cảnh trường “trắng” giáo viên dạy tích hợp, thầy giáo Lương Văn Thông, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Cô Ba (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) cho biết: “Đến nay, nhà trường chưa có giáo viên nào có thể đảm nhận đứng lớp dạy môn tích hợp. Mặc dù thời gian qua trường đã cử giáo viên đi tập huấn. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, cùng với đó, giáo viên chưa đáp ứng được chương trình đào tạo nên hiệu quả không như mong muốn”.

Cần có chính sách phù hợp 

Ngày 21-7-2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lý. Theo các quyết định này, giáo viên đảm nhận môn tích hợp có thể đi bồi dưỡng ở các trường đại học sư phạm, các trường đại học có khoa sư phạm... Thời gian tập huấn là 3 tháng. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương; từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng; do người học tự đóng góp.

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Đàm Vũ Thủy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) băn khoăn: “Với việc chỉ tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dạy đơn môn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học của 1 hoặc 2 phân môn khác trong 3 tháng thì giáo viên dạy môn Vật lý liệu có đủ khả năng để dạy môn Sinh học và Hóa học không? Hay một giáo viên dạy môn Sinh học cũng rất khó có đủ khả năng đảm nhận phân môn Vật lý và Hóa học. Bên cạnh đó, cũng theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí bồi dưỡng từ 3 nguồn, không giao cụ thể cho bên nào nên như trường chúng tôi, đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, trường không có kinh phí, nếu địa phương không tổ chức cho giáo viên đi tập huấn thì rất khó để có giáo viên dạy được tích hợp”.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong năm 2024, lứa sinh viên đào tạo theo hướng dạy học tích hợp sẽ ra trường. Đây là nguồn nhân lực đáp ứng phần nào nhu cầu giáo viên dạy môn tích hợp. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt câu hỏi, khi lứa sinh viên được đào tạo dạy tích hợp ra trường thì việc sắp xếp giữa giáo viên đơn môn hiện nay và sinh viên ra trường thế nào cho phù hợp.

Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Đức Sơn, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: "Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hoàn thành đề án đào tạo giáo viên dạy tích hợp và đang trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Hằng năm, nhà trường vẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên theo Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT tùy thuộc nhu cầu của các địa phương, đơn vị, giáo viên. Thời gian tới, lứa sinh viên đào tạo đúng theo hướng dạy học tích hợp sẽ ra trường. Tuy nhiên, các thầy, cô dạy đơn môn vẫn đang làm việc, chưa thể thay thế ngay được. Nếu không sắp xếp được biên chế, các em không xin được việc làm đúng chuyên ngành thì sẽ dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực rất lớn".

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và triển khai dạy học tích hợp nói riêng là quá trình có tác động đến nhiều đối tượng, là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, trước những khó khăn, bất cập như hiện nay, ngành giáo dục cùng các địa phương cần có những giải pháp phù hợp để có thể giúp giáo viên, học sinh dạy và học tốt chương trình mới theo đúng lộ trình đề ra

Bài và ảnh: HỒNG THỊNH TRANG

Theo https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/nhieu-kho-khan-voi-giao...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình tiếng Mường
Thời sự tối 29/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 30/04/2024

05:30Hình hiệu sáng 30.4 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM XD NTM: Huy động sức dân trong XD NTM
06:30Thời sự sáng 30.4 + Dự báo thời tiết
07:00PS: Cảnh báo vấn đề ATGT ở lứa tuổi học sinh
07:10Phóng sự: Cần tập trung đẩy mạnh tiến độ công trình xây dựng trước mùa mưa bão
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T1
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10PS: Các trường tập trung cho công tác ôn thi vào lớp 10
09:20CM: Kinh tế tập thể : Chuỗi giá trị nâng cao chất lượng sản phẩm cho ngành trồng trọt
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện : An gia Thiên hạ T7
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T720
11:20Tạp chí TTKT: Phát triển KT đêm - Cần có những hướng đi bền vững
11:35CM XD Đảng: Điểm sáng về mô hình học tập và làm theo lời Bác
11:45Thời sự trưa 30.4
12:00Phim truyện: Cửa tử Hắc ám T68
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40PS: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T719
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Truyền hình QK3
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T6
15:45Thời sự trưa 30.4
16:00Bản tin thế thao 30.4
16:05Giai điệu quê hương
16:35Tạp chí Văn hóa xã hội
16:50CM: Tiếng nói từ các Miền quê
17:00Tọa đàm: 70 năm Chiến thắng Điện Biên- góc nhìn từ người lính
17:20PS: Lực lượng vũ trang tỉnh hướng về Điện Biên
17:30Phim truyện: Cửa tử Hắc ám T47
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 30.4 + Dự báo thời tiết
20:15PS: Tháng 4 lịch sử trong ký ức của những người CCB tỉnh Hòa Bình
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T15
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T8
22:10PS: Tỉnh Hòa Bình sau 4 năm thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính
22:20Thời sự Hòa Bình tối 30.4
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T6

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 30/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
27°C
1.08m/s 62%
01/05
Weather Hoa binh
28°C
26°C
02/05
Weather Hoa binh
25°C
23°C
03/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C