Cẩn trọng với áp lực lạm phát và các vấn đề thương mại quốc tế

15:25 12/07

Tình hình kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến động nửa cuối năm 2018, điều này ít nhiều có tác động tới Việt Nam. Các chuyên gia đã đưa nhiều khuyến nghị tại Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2018 do Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức vừa qua.

Tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR cho rằng, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, việc Fed thắt chặt tiền tệ và sự phá giá của đồng CNY, việc tốt nhất Việt Nam có thể làm là giảm giá VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn mức giảm giá đồng CNY so với USD. 

Việt Nam cần sẵn sàng ứng phó với biến động thương mại quốc tế.

Với đặc thù là một nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc để chế biến và xuất khẩu, việc điều chỉnh tỉ giá như vậy khiến các nhà nhập khẩu nguyên liệu có lợi từ thị trường Trung Quốc, đồng thời các nhà nhập khẩu có lợi thêm từ việc xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể đồng thời tận dụng hai thị trường lớn này để cải thiện tình trạng sản xuất và cán cân thương mại.
Cũng theo đó, tình trạng hàng hóa Trung Quốc có thể đổ vào Việt Nam nhiều hơn trong diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cần được chuẩn bị quản lý tốt hơn, nhằm tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nội địa.
VEPR cũng cho rằng, thanh khoản hệ thống dồi dào do tăng trưởng huy động lớn hơn tín dụng, cùng với việc mua vào ngoại tệ của NHNN. Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, đạt 63,5 tỷ USD vào cuối quý II, ngang với mức khuyến nghị của IMF. Tuy nhiên, dao động mạnh của tỉ giá có thể khiến NHNN phải giảm dự trữ để can thiệp bình ổn thị trường. 
VEPR nhận định, đầu tư tư nhân tăng trưởng mạnh nhất trong các thành phần kinh tế. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký mới của quý II đạt mức kỷ lục. Nhật Bản là nhà đầu tư số một tại Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2018. Thị trường BĐS vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong nửa đầu năm 2018, lĩnh vực BĐS đã vươn lên đứng thứ hai sau nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo về thu hút đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký đạt 5,54 tỷ USD. 
Báo cáo của VEPR cũng khuyến cáo về tình trạng lạm phát gia đang có xu hướng tăng. PGS.TS Nguyễn Đức Thành phân tích, nối tiếp xu hướng trong quý I, lạm phát tiếp tục gia tăng trong quý II/2018. Lạm phát toàn phần tăng dần từ 2,66% trong tháng 3 lên 4,67% vào tháng 6. Tính chung 6 tháng đầu năm, CPI bình quân tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2017. 
Đồng thời, CPI tính đến cuối tháng 6/2018 tăng 2,22% so với cuối tháng 12/2017. Việc phục hồi giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, đặc biệt là thực phẩm, dẫn tới lạm phát gia tăng. Nhóm này có quyền số lớn trong rổ hàng hóa CPI và tăng khá nhanh vào tháng 6, mức tăng cao nhất kể từ năm 2014. 
Trong thời gian tới khi giá thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn, hồi phục thì đóng góp vào CPI của nhóm hàng ăn uống dự kiến sẽ còn lớn hơn. Các dịch vụ công tiếp tục là nhân tố đóng góp quan trọng cho sự gia tăng CPI trong quý II. Việc tất cả các địa phương đã hoàn thành tăng giá dịch vụ y tế với các đối tượng không có thẻ bao hiểm y tế khiến giá nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tháng 6 tăng 12,96% so với cùng kỳ năm trước, riêng dịch vụ y tế tăng 16,73%. Bên cạnh đó, CPI nhóm hàng giáo dục cũng tăng 6,12% tại   thời điểm cuối quý II/2018 so với cùng kỳ quý II/2017, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 6,81%.
Trong bối cảnh giá nhiên liệu trên thị trường thế giới không ngừng tăng từ đầu năm 2018, giá xăng dầu trong nước cũng liên tục được điều chỉnh tăng theo. Trong thời gian tới khi giá nhiên liệu thế giới không có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với việc thuế môi trường đánh trên xăng dầu tăng kịch trần lên 4.000 đồng/lít, nhóm hàng giao thông, đặc biệt là xăng dầu, sẽ tiếp tục có thể tác động đến mức tăng CPI chung. Trước nguy cơ lạm phát tăng cao trong những tháng còn lại của năm 2018, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu không tăng giá điện trong năm nay. 
Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều góp ý, phân tích sâu thêm xung quanh báo cáo của VEPR. Trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn có xu hướng thắt chặt tiền tệ cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng mạnh trong thời gian gần, tồn tại một khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ điều chỉnh lãi suất đồng VND để ổn định tỉ giá, các chuyên gia lưu ý. 
Riêng về hoạt động đầu tư, bà Phạm Chi Lan cho rằng cần phải xem xét kỹ hơn về hoạt động đầu tư tư nhân tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế, đầu tư của ai, vào đâu. 
Thực tế, gần đây ở các địa phương hoạt động đầu tư tư nhân triển khai nhiều theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng, còn đầu tư vào các lĩnh vực khác không mấy sôi động. Từ đây, cần có những xem xét về cơ hội và thách thức. “Tôi lo ngại là thách thức sẽ không nhỏ, nếu chính sách về việc này thời gian qua là chung chung, chưa đủ chặt chẽ”, bà Phạm Chi Lan nói. 
Về thị trường bất động sản và tín dụng, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) đang phát triển tương đối nóng, dù có hạ nhiệt đôi chút ở vài thời điểm. Mức giá bất động sản đang tăng tương đối cao đặt ra nguy cơ bong bóng, có thể không hẳn toàn bộ nhưng là một vài điểm. 
“Cũng cần hết sức lưu ý về thống kê tăng trưởng tín dụng, mức 7% dường như là khá thấp so với thực tế vì có thể mức tín dụng cho BĐS cao hơn nhiều nhưng lại “ẩn đi” khi được tính dưới dạng cho vay tiêu dùng”, ông Nguyễn Trí Hiếu lưu ý. 

  Anh Minh( Nguồn Báo Chính phủ.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Cửa tử Hác ám T57
Thời sự tối 18/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 19/04/2024

05:30Hình hiệu sáng 19.4 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM khuyến nông: Bệnh dại và công tác PC trên đàn vật nuôi
06:30Thời sự sáng 19.4 + Dự báo thời tiết
06:55Phóng sự: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T17
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T63
09:35Chuyên mục CCB: Hội CCB Kim bôi với phong trào XD NTM, đô thị văn minh
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T77
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30CM ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh phát triển BHYT toàn dân
11:45Thời sự trưa 19.4
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T57
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I.2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T709
14:05Phóng sự: Lan tỏa tấm gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục PLĐS: Lạc Sơn nâng cao chất lượng TT PBGDPL
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T24
15:45Thời sự trưa 19.4
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Phóng sự: Hiệu quả thực hiện quản lý, khai thác các nguồn lực KTXH
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T36
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 19.4 + Dự báo thời tiết
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: điện âm dương T25
22:10Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên
22:20Phóng sự: Cần thúc đẩy các dự án cấp bách phòng, chống thiên tai
22:30Thời sự Hòa Bình tối 19.4
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Trách nhiệm của cơ quan QLNN đối với vấn đề hậu kiểm ATTP
23:10Phim truyện: Mặt Nạ T21

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 19/04/2024

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
39°C
2.14m/s 34%
20/04
Weather Hoa binh
36°C
25°C
21/04
Weather Hoa binh
37°C
26°C
22/04
Weather Hoa binh
30°C
26°C